Nhu cầu thuê nhà trọ của sinh viên tại các thành phố luôn rất lớn. Chính vì vậy, không ít người đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà trọ cho sinh viên thuê. Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực này thì những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà trọ cho sinh viên thuê dưới đây sẽ không thể bỏ qua:
>> Làm thế nào để hiểu được nhu cầu của người thuê phòng trọ?
Đầu tư xây dựng nhà cho sinh viên thuê trọ là một loại hình kinh doanh không quá mới. Để dự án đầu tư đi vào hoạt động thuận lợi, nhanh chóng thu lời, chủ đầu tư nên tham khảo một số kinh nghiệm #đầutưnhà cho #sinhviênthuê, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Mời các chủ đầu tư quan tâm cùng theo dõi bài viết sau.
1. Xác định đối tượng cho thuê là sinh viên
Chủ đầu tư xác định rõ ràng đối tượng cho thuê chủ yếu là sinh viên để định vị vị trí #khunhàtrọ chính xác nhất cho tương lai. Những khu trung tâm, gần các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…là vị trí thuận lợi nhất để xây dựng đầu tư nhà cho sinh viên thuê.
- Đối tượng thuê trọ chủ yếu là sinh viên nên việc xây dựng, bố trí phòng ốc sẽ đơn giản hơn. Về cơ bản phòng ở chỉ cần diện tích rộng rãi, vì đa số sinh viên là đối tượng hạn chế về thu nhập, sẽ có nhu cầu chia sẻ phòng với nhiều bạn khác để giảm chi phí.
- Việc xác định rõ đối tượng thuê trọ là sinh viên sẽ giúp chủ nhà ước lượng chi phí cho việc xây dựng. Sinh viên thường chỉ thuê phòng trọ giá rẻ để có thể tiết kiệm bớt chi phí sinh hoạt. Vì vậy đầu tư nhà cho sinh viên thuê không nên xây dựng kiến trúc phức tạp, nguyên vật liệu quá cao cấp.
2. Xác định cụ thể nguồn vốn định đầu tư
Để phòng tránh và hạn chế thấp nhất những rủi ro liên quan đến tài chính có thể xảy ra sau khi công trình nhà trọ đi vào hoạt động, chủ đầu tư nên xác định rõ ràng nguồn vốn hiện có.
- Để tránh tình trạng túng thiếu, nợ nần khi hoàn thành công trình nhà trọ chưa kịp thu hồi vốn, thì các chủ nhà trọ chỉ nên xây nhà cho sinh viên thuê với đồng vốn nhàn rỗi và có thể vay vốn ngân hàng, nhưng không được vay quá 30% giá trị.
- Tại sao nhiều chủ nhà trọ lại để rơi vào tình trạng trên? Vì thực tế sau khi hoàn thành xong công trình thì phải mất khoảng hơn 6 tháng các phòng trọ mới được cho thuê hết. Và tất nhiên, sau khi xây nhà xong chủ nhà vẫn chưa có thu nhập ngay, nếu như vốn vay quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền lãi ngân hàng khi chủ đầu tư không có khoản thu nhập khác hỗ trợ trong thời gian đầu.
- Xây nhà trọ nói chung và cho sinh viên thuê nói riêng khác với các hình thức kinh doanh khác, vì vậy các chủ đầu tư không nên mạo hiểm vay mượn quá đà, đầu tư lún sâu vượt xa khả năng tài chính hiện có, mà nên xác định rõ ràng tài chính thực tại để quyết định đầu tư xây dựng.
3. Lập kế hoạch đầu tư chi tiết.
- Nếu bạn có diện tích đất xây dựng nhiều và nguồn vốn dồi dào, bạn có thể đầu tư xây dựng nhiều dãy trọ và các dãy trọ nhiều tầng… Tuy nhiên việc phân bổ diện tích các phòng cần tham khảo chi tiết qua thiết kế từ một số nhà trọ điển hình đẹp cho sinh viên hiện nay.
- Một công trình nhà trọ đang trong quá trình hoàn thiện. Không gian nội thất bên trong cho sinh viên không quá cầu kỳ, nhưng tiện lợi, thoáng đãng sẽ giúp thu hút khách trọ hơn. Chủ nhà trọ và bên thầu xây dựng cần trao đổi kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây dựng. Cần có bản vẽ chi tiết để ước tính được chi phí cho vật liệu, công thợ và nội thất. Chủ nhà trọ nên dành thời gian giám sát công trình, tránh tình trạng công trình bị rút ruột, kém chất lượng sẽ gây hậu quả rắc rối về sau.
- Sinh viên là đối tượng trẻ, sinh hoạt có phần sẽ thiếu quy củ hơn so với hộ gia đình. Do vậy khi xây dựng, chủ nhà hãy lưu ý một số điểm như: hệ thống điện nước, cống thoát nước, chống thấm,… để tránh tình trạng điện mất an toàn, tắc cống thoát nước hay tường bị thấm ẩm ướt…
4. Đầu tư vào chất lượng hạ tầng.
- Khi xã hội phát triển sẽ kéo theo nhu cầu về mọi mặt. Sinh viên hiện nay cũng khác xa sinh viên nhiều năm về trước. Vì vậy khi tìm nhà thuê trọ, yếu tố hạ tầng bên ngoài cũng là điểm đầu thu hút sự chú ý của sinh viên.
- Một trong những lý do đầu tiên để khách quyết định thuê nhà đó chính là cơ sở hạ tầng. Thực tế, hạ tầng bên ngoài là yếu tố để lấy cảm tình của người thuê.
- Ngoài ra, một số vấn đề xung quanh như rác thải, nước thải… tuy là các vấn đề nhỏ nhưng nếu không giải quyết được cũng có thể dẫn đến mất khách.
Thêm nữa, quan trọng là cách quản lý nhà thuê phải chặt chẽ, phải ràng buộc người thuê vào một số điểm quy định để dễ quản lý.
Trên đây một vài chia sẻ về kinh nghiệm đầu tư nhà cho sinh thuê. Các chủ đầu tư chuẩn bị có kế hoạch xây dựng nhà trọ cho sinh viên thuê có thể tham khảo để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau.
Nếu bạn đang có ý định bỏ vốn đầu tư kinh doanh lĩnh vực cho thuê nhà trọ thì một số kinh nghiệm xây nhà trọ cho sinh viên thuê ở trên sẽ thực sự hữu ích với bạn. Ngoài ra, để tìm hiểu kĩ hơn cũng như nhận những ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này bạn có thể tìm hiểu thêm tại Nhà Của Mình. Họ sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề còn khúc mắc ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến khi đi vào vận hành, quản lý và cuối cùng thu hồi vốn.
4 bình luận
Mi có mảnh đất 5,67 X 25m,mi muốn xây nhà trọ bình dân cho sinh viên và ng đi làm thuê, mi cần sự tư vấn từ phía cty.cam on
Anh vui lòng gửi thông tin chi tiết vào mail info@nhacuaminh.vn để được hỗ trợ tốt nhất. Chân thành cám ơn anh!
mình có thửa đất 14×27 hẻm 8m muốn xây nhà trọ cao cấp và căn hộ vừa lên xây như thế nào
Do thông tin anh cung cấp (chưa có địa chỉ nhà) bên em không đủ dữ liệu để tư vấn cho anh được. Anh vui lòng gửi thông tin chi tiết vào mail info@nhacuaminh.vn để được hỗ trợ tốt nhất. Chân thành cám ơn anh!