1. Mọi người dân ở các nước phát triển đều có nhà riêng
Trên thực tế, có rất ít sự tương quan giữa thực trạng phát triển kinh tế và mức độ sở hữu nhà ở của người dân nước đó. Tỷ lệ sở hữu nhà riêng trên thực tế khá thấp tại nhiều quốc gia phát triển Châu Âu. Nơi thị trường nhà cho thuê hoạt động hiệu quả khá cao. Thỏa mãn được nhu cầu của tất cả các nhóm đối tượng thu nhập khác nhau. Những người có xu hướng chuộng thuê nhà hơn ở riêng.
2. Ai cũng muốn một ngôi nhà của riêng mình
Người dân ở khắp nơi trên thế giới đều được phổ biến một thông điệp: “Được làm chủ căn nhà của riêng mình là điều tuyệt vời nhất và là quyền sở hữu được kiếm tìm nhiều nhất”. Không thể phủ nhận những tiện ích nếu được sở hữu một ngôi nhà. Song đôi khi ở nhà thuê cũng đem lại nhiều lợi thế như tính cơ động, linh hoạt, vốn đầu tư thấp và cam kết hạn chế.
3. Sở hữu nhà riêng sẽ đem lại cuộc sống tốt hơn cho mọi người
Nhiều người quan niệm ở nhà riêng sẽ mang lại cuộc sống tự nhiên hơn so với đi ở thuê. Việc sở hữu nhà khiến người ta trở thành công dân chính thức. Có mối quan hệ chặt chẽ với các hộ dân cư sống xung quanh và đời sống kinh tế của đất nước. Mặt khác, nhà cho thuê thường được xem là để bóc lột, với chất lượng thấp. Và là những địa bàn cư trú tạm bợ của dân thành thị nghèo. Tuy nhiên sở hữu nhà cũng có vấn đề riêng của nó, cũng như việc ở nhà thuê có những ưu điểm nhất định.
4. Chẳng ai đầu tư vào nhà cho thuê
Đầu tư vào nhà cho thuê có thể không còn hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân hoặc chính phủ như trước đây. Tuy nhiên hiện nay, tại các quốc gia Châu Á, số lượng chủ đất cá nhân đầu tư xây nhà cho thuê diện tích nhỏ, nằm biệt lập và rải rác đang tăng lên nhanh chóng.

Căn hộ mini cho người Nhật
5. Nhà cho thuê không tạo ra sự bình đẳng
Trước đây khi hầu hết chủ nhà đều thuộc giới thượng lưu và những người đi thuê là tầng lớp bình dân có cuộc sống nghèo khó. Nhà cho thuê tạo ra khoảng cách lớn giữa hai đối tượng.
Song ngày nay, các chủ nhà giàu đang có xu hướng chọn người ở thuê có điều kiện. Và những chủ nghèo cũng thường ưu ái cho các khách hàng bình dân. Đặc biệt đối với những người nghèo. mối quan hệ chủ nhà – người đi thuê thường là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
6. Chính phủ nên cấm nhà cho thuê chất lượng thấp
Tại các đô thị Châu Á, nhiều người đang sinh sống trong những căn phòng trọ tồi tàn, chật chội và chất lượng xuống cấp nghiêm trọng bởi họ không có đủ tiền.
Việc chính phủ cho dỡ bỏ những loại nhà trọ như trên chỉ khiến tình hình tồi tệ thêm. Dẫn đến tăng gánh nặng mật độ lên các khu dân cư khác.
Trước tình hình đó, cách giải quyết tốt hơn là tìm ra những phương thức nâng cấp xây nhà trọ và nới rộng khu vực nhà cho thuê này.

Mặt tiền tòa nhà căn hộ cho thuê
7. Sự dịch chuyển không tốt cho người nghèo
Khả năng di chuyển dễ dàng khi cần thiết thường gắn liền với sự sinh tồn. Và tình trạng kinh tế của những người thuê trọ có thu nhập thấp. Họ thường chuyển đến những nơi ở mới khi tìm thấy một công việc phù hợp. Đối với họ, dịch chuyển cũng đồng nghĩa với sinh tồn và do đó một căn phòng trọ linh hoạt là rất quan trọng.
8. Sở hữu nhà riêng sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của một cộng đồng chính trị ổn định
Tại Mỹ, trước năm 1860, những người đi ở trọ không được phép bầu cử. Bởi những người có sở hữu nhà được đánh giá là công dân, hàng xóm và cá nhân với phẩm chất đạo đức hoàn thiện hơn. Lối suy nghĩ này cũng có ảnh hưởng đối với nhiều nhà hoạch định chính sách Châu Á. Họ luôn xem những người ở trọ không phải là một nguồn nhân công có giá trị. Mà như những đối tượng chớp nhoáng, nghèo đói, không ổn định và không đáng mong chờ.
Nguồn: unhabitat.org